[Bật mí] Cách làm giảm áp lực nước và những điều cần biết về van giảm áp

Nội dung chính

    Van giảm áp lực nước: Giải pháp tối ưu cho các tòa nhà cao tầng

    Thách thức áp lực nước tại các tòa nhà cao tầng

    Tại các khu chung cư và tòa nhà cao tầng, áp lực nước lớn từ nguồn trên cao kết hợp với việc sử dụng van tăng áp có thể gây quá tải cho hệ thống xử lý nước, thậm chí dẫn đến hư hỏng thiết bị. Việc lắp đặt van giảm áp trên trục chính đường ống, mặc dù tiết kiệm chi phí, lại dẫn đến sự chênh lệch áp lực nước giữa các tầng. Để đảm bảo áp lực nước đồng đều ở tất cả các tầng, giải pháp hiệu quả nhất là lắp đặt van giảm áp tại đầu mỗi đường ống nhánh của từng tầng. Cách này cho phép điều chỉnh áp lực nước đầu ra tại mỗi van, ví dụ 3 bar, đảm bảo áp lực đồng đều trên toàn hệ thống. Bài viết hôm nay, sẽ chia sẻ cách làm giảm áp lực nước trong đường ống và những vấn đề cơ bản như: cách điều chỉnh, ứng dụng, cách chọn và lưu ý khi sử dụng van giảm áp,…hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé.


    van-giam-ap-nuoc_van-gang
    Van giảm áp giúp bảo vệ các dụng cụ, thiết bị sử dụng nước cho các hộ gia đình tại các toà nhà cao hay các chung cư.

    Ưu điểm khi sử dụng Van giảm áp.

    - Bảo vệ hệ thống: Ngăn ngừa hư hỏng do áp lực nước quá cao.
    - Tiết kiệm năng lượng: Giảm tiêu thụ nước và điện năng.
    - Kéo dài tuổi thọ thiết bị: Bảo vệ các thiết bị sử dụng nước trong hệ thống.
    - An toàn: Giảm nguy cơ rò rỉ và vỡ đường ống.


    Cách làm giảm áp lực nước trong đường ống

    1. Xác định áp lực đầu ra mong muốn: Trước khi điều chỉnh, cần xác định rõ áp lực nước đầu ra mong muốn của đường ống.
    2. Lựa chọn van giảm áp phù hợp: Dựa vào thông số áp lực nước nguồn (ví dụ: 16 PN, 25 PN có thể lựa chọn van giảm áp gang ) hoặc sử dụng đồng hồ đo áp lực để lựa chọn van giảm áp phù hợp.

    3. Kết nối và điều chỉnh van: Kết nối van vào đường ống, gắn đồng hồ áp lực và điều chỉnh bằng tô vít cho đến khi áp lực đầu ra đạt mức mong muốn. Lưu ý quan sát đồng hồ áp lực trong quá trình điều chỉnh.
     + Nếu áp lực đầu ra thấp: Nới lỏng ốc áp lực trên lò xo thân van.
    + Nếu áp lực đầu ra cao: Xiết chặt ốc áp lực trên lò xo thân van.

    Lưu ý: Trong quá trình điều chỉnh, cần quan sát kỹ đồng hồ áp lực để đảm bảo áp lực không chênh lệch quá lớn. Ngoài ra, đối với trường hợp nước chảy trên cùng 1 đường ống, có thể làm giảm áp lực nước bằng cách chia đường ống ra làm 2 , 3 ... để giảm áp lực nước.

    van-giam-ap-gang-Dai-Loan

    CÁCH ĐIỀU CHỈNH VAN GIẢM ÁP

    Điều chỉnh van giảm áp:
    1. Lắp đặt đồng hồ đo áp: Gắn đồng hồ đo áp vào thân van để theo dõi áp lực hiện tại và tình trạng hoạt động của van.
    2. Điều chỉnh áp lực đầu ra:
    - Giảm áp: Xoay ốc điều chỉnh trên đầu van ngược chiều kim đồng hồ. Quan sát đồng hồ đo áp để đạt mức áp suất mong muốn.
    - Tăng áp: Xoay ốc điều chỉnh theo chiều kim đồng hồ.
    3. Khóa van: Sau khi đạt được áp suất mong muốn, vặn chặt ốc điều chỉnh để khóa van.

     

    Nguyên lý hoạt động:

    Van giảm áp hoạt động dựa trên hai cơ chế:

    • Điều chỉnh áp suất: Giảm áp suất đầu vào xuống mức thấp hơn ở đầu ra.

    • Tự động xả áp: Khi áp suất vượt quá giới hạn an toàn, van sẽ tự động xả bớt áp để bảo vệ hệ thống

    ỨNG DỤNG CỦA VAN GIẢM ÁP


    Van giảm áp còn có tên gọi khác là van an toàn hoặc van xả, được vận hành tự động hoặc vận hành bằng tay. 
    Loại Van gang này được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, cụ thể như sau:
    - Van giảm áp dùng trong hệ thống cấp nước sinh hoạt cho nhà cao tầng, chung cư, nhà văn phòng, hệ thống thuỷ lợi,…
    - Dùng cho hệ thống khí nén
    - Dùng cho hệ thống PCCC, công nghiệp

    HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VAN GIẢM ÁP


    Để thay đổi áp lực đầu ra của van giảm áp, cần thực hiện các bước sau:
     
    Bước 1: Đóng tất cả các loại van, vòi lắp đặt sau van giảm áp trước khi điều chỉnh áp lực đầu ra của van giảm áp
    Bước 2: Để tăng áp lực đầu ra của van giảm áp, tháo lắp nắp bảo vệ vít chỉnh ra và dùng tua vít 2 cạnh hoặc lục tăng để điều chỉnh, vặn xuôi chiều kim đồng hồ thì tăng áp.
    Bước 3: Để giảm áp lực đầu ra của van giảm áp, tháo nắp bảo vệ vít chỉnh ra và dùng tua vít 2 cạnh hoặc lục tăng để điều chỉnh, vặn ngược chiều kim đồng hồ để giảm áp
    Việc lắp đặt Van giảm áp cần lắp đúng theo chiều mũi tên trên thân van. Van có thể lắp được cả hai chiều là nằm ngang hoặc thẳng đứng. Khuyến cáo, nên lắp van Y lọc gang đằng trước để tránh trường hợp rác vào gây rách hoặc kẹt lá van.

    Xem thêm : Van cửa gang, van cổng gang ty chìm - ty nổi

    Lưu ý: Để việc điều chỉnh áp lực đầu ra của van giảm áp được dễ dàng và đến đúng mức mong muốn, cần tháo ốc nhựa trên thân van giảm áp ra và lắp thêm một đồng hồ đo áp lực vào.
     

    CÁCH LỰA CHỌN VAN GIẢM ÁP


    Để lựa chọn van giảm áp, cần lựa chọn theo các tiêu chuẩn kích cỡ, áp lực hoặc hệ thống cần sử dụng. Cụ thể như sau:
  1. Kích cỡ: Chọn kích cỡ phù hợp với đường ống để đảm bảo hiệu quả hoạt động.
  2. Áp suất: Tính toán chênh lệch áp suất giữa đầu vào và đầu ra mong muốn để chọn van có dải áp suất phù hợp.
  3.  

    LƯU Ý KHI SỬ DỤNG VAN GIẢM ÁP

     
    Trong quá trình sử dụng van giảm áp cần lưu ý một số sự cố ngoài ý muốn sau:
     
    Tắc lỗ Pilot: Tình trạng mất áp có thể xảy ra vì trong nguồn nước thường có một số chất bẩn, chúng sẽ rơi vào lỗ pilot gây nên tình trạng trên
    Van không đóng kín: Trong quá trình sử dụng, một số vật thể lạ có thể chèn vào đĩa van giảm áp khiến van không thể đóng kín và dẫn đến không giảm áp được cho hệ thống đường ống. Lúc này, cần xử lí bằng cách kiểm tra đường ống để lấy vật thể lạ ra ngoài.
    Lò xo cân bằng áp bị kẹt: Khi van hoạt động trong thời gian dài có thể dẫn đến tình trạng lò xo cân bằng áp bị kẹt và mất đi độ đàn hồi. Khi đó, để xử lý cần thay lò xo để van hoạt động lại bình thường,
    Van không duy trì được giá trị cài đặt: Các tạp chất, cặn bẩn có trong nguồn nước đọng tại các vị trí kín của van có thể dẫn đến rò rỉ khiến van không hoạt động bình thường. Để xử lý tình trạng này cần lắp thêm y lọc cho van đến tránh các tạp chất, cặn bẩn lẫn vào các vị trí kín của van.