Danh mục sản phẩm
Hotline
Địa chỉ mua Công tắc dòng chảy uy tín tại Hà Nội
Công tắc dòng chảy là gì?
Thông số kỹ thuật công tắc dòng chảy:
Áp suất được phép hoạt động |
10Kgf/cm2 (1MPa) |
Chu kỳ đóng mở |
500.000 lần |
Nhiệt độ ở môi trường chất lỏng |
Tối đa lên đến 100 độ C |
Vật liệu que báo |
Niken |
Vật liệu vỏ bên ngoài |
ABS – Điện áp: AC 250 |
Dòng điện định mức AC |
22A (cho đèn), 2.5A (cho tải trở), 2.5A (cho motor) |
Dòng điện định mức DC |
230 VDC - 0.15A (chỉ dùng cho tải trở) |
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của công tắc dòng chảy
Trên thị trường có rất nhiều loại công tắc báo dòng chảy cho bất kỳ loại chất lỏng nào, báo dòng chảy trong môi trường áp suất, môi trường nước muối, dầu… Mỗi loại sẽ có cấu tạo khác nhau và cách sử dụng khác nhau. Nhưng nguyên lý hoạt động của chúng là tương tự nhau và sẽ có những thành phần cơ bản giống nhau.
Cấu tạo công tắc dòng chạy thường được chia làm 2 phần chính: phần housing và phần cảm biến.
Phần housing.
Phần housing là phần phía bên ngoài của đường ống và là phần xử lý chính của thiết bị. Phần này sẽ bao gồm chân ren, switch on/off, dây dẫn….. Khi có tác động cơ học từ phần cảm biến thì công tắc dòng chảy sẽ trả về một trong 2 trạng thái là ON / OFF.
Phần cảm biến.
Phần cảm biến là phần tiếp xúc trực tiếp với chất lỏng nằm bên trong đường ống. Nó có thể là dạng que, dạng mỏng… được làm bằng inox, đồng, thép…. Chức năng chính của nó là phát hiện dòng chảy và đưa tín hiệu về phần housing xử lý.
Bên trong của một công tắc báo dòng chảy chúng ta sẽ có một số bộ phận như sau:
- Lá chắn
- Cầu điều khiển
- Lò xo đàn hồi điều chỉnh
- Công tắc microswitch
- Áp lực dòng chảy
- Núm điều chỉnh lực đàn hồ lò xo
- Lẫy đàn hồi
- Phần thân vỏ cảm biến
Cấu tạo của một công tắc dòng chảy gồm:
Nguyên lý hoạt động công tắc dòng chảy.
Công tắc cảm biến dòng chảy có nguyên lý hoạt động khá đơn giản. Trong mỗi đường ống khi có chất lỏng chảy qua sẽ tồn tại một áp lực nhất định. Ngoài ra, tốc độ chảy của chất lỏng sẽ nhanh hoặc chậm phụ thuộc vào áp suất trong đường ống, kích thước của đường ống. Nó sẽ hoạt động dựa trên nguyên tắc trên. Khi chất lỏng chảy trong đường ống với lực đủ lớn tác động lên công tắc thì nó sẽ trả về tín hiệu ON (YES). Còn ngược lại không có chất lỏng chảy qua đường ống thì thiết bị sẽ báo lại trạng thái OFF (NO).
Cơ chế hoạt động, công dụng của một công tắc dòng chảy
Cơ chế hoạt động
Công dụng
Công tắc dòng chảy có nhiều cách gọi khác nhau như: cảm biến dòng chảy, role dòng chảy, công tắc lưu lượng. Thiết bị này thường được sử dụng trong hệ thống PCCC, hệ thống sưởi, điều hòa không khí, làm lạnh, xử lý nước,... dùng để điều khiển máy bơm, máy nén, van điện từ (motorized valve), cấp tín hiệu đến các thiết bị giám sát và báo động…
Cách lắp đặt công tắc dòng chảy
Công tắc dòng chảy sẽ có một bộ lưỡi cắt được sử dụng cho các ống có đường kính khác biệt nhau, đặc biệt là có kích thước phù hợp để lắp đặt dễ dàng hơn và hơn giảm thiểu tối đa mất mát áp suất.
Với trường hợp đường kính lớn hơn hay lớn hơn 3″ (DN80\), lúc này cần thêm các lưỡi được lắp ráp trước đó để có thể tăng độ dài lưỡi cắt, chỉ cần cắt nó tương ứng với kích thước đường kính mà bạn muốn.
Công tắc dòng chảy nên lắp trên ống của thanh điều khiển thẳng đứng, cùng hướng dòng chảy chỉ ra bởi mũi tên ở trên nắp và ở trên thân ngoài của công tắc.
Muốn cho lưỡi cắt hoạt động được tốt, người dùng phải cài đặt công tắc lưu lượng bằng cách tuân thủ các khoảng cách ở trên bản vẽ và sử dụng một ống thép măng sông đã được hàn cho cả đoạn ống.
Lắp đặt công tắc dòng chảy khá đơn giản. Tiến hành cắt đôi đường ống, sau đó sử dụng co chữ T gắn vào. Hai đầu của chữ T nối với 2 đoạn ống bị cắt, đầu còn lại sẽ lắp công tắc.
Lưu ý: Trong các hệ thống có các đường ống có nhiều đường gấp khúc chuyển hướng dòng chảy liên tục (đường ống có nhiều co, van). Khi đó phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu từ rơ le dòng chảy đến co, van đó tối thiểu bằng 5 lần đường kính ống.
Khi lắp công tắc dòng chảy cần được tiến hành xoay vít theo chiều kim đồng hồ, mục đích là đóng rơ le ở tốc độ dòng chảy cao hơn, cần giữ cho thanh điều khiển thẳng đứng theo hướng dòng chảy của mũi tên chỉ ra trên nắp công tắc và theo mũi tên hiển thị bên ngoài rơ le, để chất lỏng vận hành phù hợp.
Các loại công tắc dòng chảy
Tùy theo kiểu kết nối công tắc dòng chảy được chia làm 2 loại:- Công tắc dòng chảy kiểu bắt đai
- Công tắc dòng chảy kiểu nối ren.
Các loại công tắc dòng chảy rất đa dạng: nhập khẩu từ Châu Âu, Nhật bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc…Sử dụng Công tắc dòng chảy trong hệ thống PCCC
Công tắc dòng chảy được sử dụng nhiều trong hệ thống sprinkler của hệ thống PCCC. Tại mỗi tầng của công trình đều được trang bị 1 van chặn tổng, 1 công tắc dòng chảy và 1 van chặn nhỏ hơn dùng để xả áp trong tầng đó khi cần thiết (khi kiểm tra hoặc sửa chữa đường ống tầng). Khi có nước chảy qua sẽ đẩy lá lật tác động vào công tắc có tiếp điểm thường đóng hoặc thường mở, qua đó báo tín hiệu có dòng chảy bên trong ống hay không.
Nhiệm vụ của công tắc dòng chảy là đưa ra tín hiệu dạng tiếp điểm khô (NO, NC) khi có dòng chảy và truyền tín hiệu này về trung tâm báo cháy và tủ điều khiển bơm. Khi đó tín hiệu của công tắc dòng chảy sẽ báo về trung tâm cho biết khu vực đang xảy ra cháy và các đầu phun sprinkler có đang hoạt động không.
Lắp đặt công tắc dòng chảy trong hệ thống sprinkler
Các công tắc dòng chảy được nối với hệ thống báo cháy tự động thông qua module giám sát đầu vào. Công tắc dòng chảy để cung cấp tín hiệu chữa cháy ở khu vực đó về tủ trung tâm báo cháy. Nhờ đó hệ thống báo cháy có thể nhận biết được khu vực nào đang cháy và hệ chữa cháy tự động sprinkler có đang hoạt động hay không.
Những Lưu ý trong quá trình lắp đặt công tắc dòng chảy
Quá trình lắp đặt công tắc dòng chảy cần được tiến hành xoay vít theo chiều kim đồng hồ nhằm mục đích đóng rơ le ở tốc độ dòng chảy cao hơn. Khi lắp cần giữ cho thanh điều khiển thẳng đứng theo hướng dòng chảy của mũi tên chỉ ra trên nắp công tắc và theo mũi tên hiển thị trên thân ngoài của rơ le.Để lắp đặt rơ le dòng chảy hoạt động ổn định và an toàn, cần đặc biệt CHÚ Ý:
– Không tháo lắp công tắc dòng chảy khi điện bật vì dễ xảy ra tình trạng sốc điện gây cháy nổ.
– Không kết nối dây điện khi đã tắt nguồn hoặc làm nước giọt vào microswitch, gây giật sốc điện.
– Không tự ý vặn đinh vít bất kì bên ngoài vào vít chuyên cài đặt rơ le.
– Sử dụng chất lỏng không gây ăn mòn vật liệu, tốc độ dòng chảy ≤ 2m/s
- Khi tiến hành bảo dưỡng công tắc nên rút nguồn điện, đóng bơm cũng như van.
- Bảo dưỡng công tắc phải đúng theo quy trình
- Sử dụng chất lỏng đảm bảo không ăn mòn vật liệu tiếp xúc với nó.
- Kết nối chuyển đổi cùng với mặt đất, tuyệt đối không nên kết nối dây nối đất với ống khí.
Mọi thông tin quý khách hàng cần mua hàng hoặc tìm hiểu thêm về công tắc dòng chảy, các thiết bị Vật tư PCCC, Van báo động, van an toàn, công tắc áp lực,… hãy liên hệ với Kim An Khánh để được tư vấn lựa chọn sản phẩm chất lượng, giá tốt và được hướng dẫn chi tiết cách lắp đặt công tắc dòng chảy đúng cách.
Giao hàng toàn quốc. Hàng chính hãng, đủ CO-CQ. Bảo hành, đổi trả 1 đổi 1.
Hotline: 090 461 5596 - 093 444 1619